Tuesday 22 April 2008

Những bước ngoặc của Jonathan Schwartz

Bạn bè trong giới kinh doanh kháo nhau rằng, blog của Jonathan Schwartz là một trong những blog thú vị nhất của giới doanh nhân.

Với Jonathan Schwartz, Giám đốc điều hành Sun Microsystem, một hãng chuyên sản xuất phần mềm và máy chủ (Mỹ), blog là nơi ông chia sẻ mọi thứ, trừ đời tư của mình. Tuy nhiên, trong hai cuộc phỏng vấn gần đây, bí rèm bí mật xung quanh thành công của người đàn ông 42 tuổi này đã dần sáng tỏ.

Khi còn trẻ, Schwartz gần như không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ trở thành một CEO tài năng. Thay vào đó, ông sống khép kín và chăm chỉ học hành như kỳ vọng của cha mẹ, vốn phải chịu nhiều gian truân. “Cuộc sống khó khăn đã cho họ nhiều can đảm”, Schwartz kể về cha mẹ mình. “Và cũng chính đều đó đã khiến họ thận trọng trong mọi quyết định. Vì họ biết rằng, không có nhiều cơ hội để lựa chọn và thay đổi. Tôi đã học được điều đó từ cha mẹ mình. Khi đưa ra một quyết định, tôi luôn muốn no phải chính xác và có ảnh hưởng lâu dài”.


Khởi đầu gian nan

Trong suốt quãng thời gian học phổ thông, Schwartz luôn sống trong nỗi sợ sẽ đưa ra quyết định sai. Ông chỉ vùi đầu vào việc học để lấy điểm cao. “Jonathan bị coi là mọt sách và không ai muốn bắt chuyện với cậu ấy”, một bạn học cùng trường của Schwartz kể lại. Tốt nghiệp trung học năm 1983, học vào học tiếp vào trường Đại học Carnegie-Melon với mong muốn trở thành kiến trúc sư. Tuy nhiên, chỉ sau một năm, ông quyết định chuyển sang Đại học Wesleyan vì cho rằng chương trình học ở Carnegie-Mellon không phù hợp với mình. Và hơn nữa, Wesleyan không bắt sinh viên phải chọn chuyên ngành cho tới năm cuối. “Tôi rất sợ khi phải chọn lựa lúc đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này”, Schwartz tâm sự.

Tuy nhiên, chọn lựa đó đã làm cuộc đời ông thay đổi. Nick Rasmussen, bạn thân của Schwartz, vẫn còn nhớ như in lúc Schwartz say mê nói về lớp học kinh tế đầu tiên của mình ở Đại học Weleyan. Với bản tính vốn khép kín, Schwartz luôn tránh tham gia các hoạt động chóng phân biệt chủng tộc Apartheid, cũng như các phong trào chính trị khác thời bấy giờ. “Jonathan rất hiểu những hy sinh của cha mẹ để ông có thể theo học tại một trường đại học tư đắt tiền”., Rasmussen cho biết. “Điều đó đã mang lại cho ông thái độ nghiêm túc để phấn đấu vì mục tiêu của mình”.

Nếm mật nằm gai

Rốt cuộc, đến năm thức ba, Schwartz đã tìm ra hướng đi cho mình khi ông được McKinsey, một công ty tư vấn quản lý nỗi tiếng của Mỹ trao học bổng. Để nhận được học bổng, Schwartz phải dành cả mùa hè để làm việc cho một dự án xưởng đóng tàu ở Đan Mạch. Tuy nhiên, ngay sau đó ông đã thất vọng khi chứng kiến chất lượng quản lý yếu kém của khách hàng. “Lúc đó, tôi nghĩ mình có thể làm tốt hơn họ”. “Nhờ đó, từ một thằng nhóc không mấy tự tin khi lựa chọn hay quyết định, tôi trở thành một người có nhiều lựa chọn hơn tôi từng nghĩ",”Schwartz kể lại.

Bước ngoặt tiếp theo của cuộc đời Schwartz khi ông súyt chết trong một vụ tai nạn đường sắt năm 1986.

“Đó là một trong những nguyên nhân khiến tôi quyết định sẽ trở thành giám đốc điều hành của một công ty”, ông hồi tưởng. “Nếu có điều gì tệ nhất có thể xảy ra khi làm giám đốc thì cũng không phải là chết”. Và cơ hội kinh doanh đã đến với ông 4 năm sau, khi một số người bạn mở công ty riêng mang tên Lighthouse Design, chuyên viết phần mềm cho NeXT Computer của Steve Jobs (CEO đương nhiệm của Apple). Ngay lập tức, Schwatz chuyển tới một căn nhà cho thuê ở Chevy Chase và trở thành thành viên của nhóm Lighthouse Design. Lúc đó, cả nhóm đã cùng thề sẽ không cắt tóc cho đến khi công ty thu được lợi nhuận. Đó cũng là nguồn góc của chữ ký đuôi ngựa của ông ngày nay.

Thành công nhờ… “thép”

Cố gắng của Schwartz và các bạn đã được đền đáp xứng đáng. Steve Jobs đồng ý mua lại chương trình của nhóm với giá 99 USD như các phần mềm máy tính hiện nay. Tuy nhiên, Schwartz từ chối kiên quyết giữ mức giá 1.000 USD. Ông lập luận với Steve Jobs rằng: “Nếu ngày bán máy tính của mình (Apple) với mức giá thông thường, tôi sẽ bán cho ngài phần mềm này với mức giá thông thường. “ Và sự kiên quyết của Schwartz đã giúp Lighthouse trở thành nhà cung cấp phần mềm lớn nhất, thành công nhất cho NeXT. Rất nhiều người đã cố gắng viết phần mềm cho NeXT, MacAskill, Giám đốc Phát triển quan hệ của NeXT, nhớ lại. “Tuy nhiên, chỉ có Jonathan là thành công đến như vậy. Anhn ấy đúng là một chiến binh”.

Năm 1996, hãng sản xuất phần mềm và máy chủ Sun Micrsystems đã mua lại Lighthouse Design với giá 22 triệu USD. Schwartz được giữ lại với cương vị giám đốc sản phẩm và nhanh chóng thăng tiến thành phó chủ tịch điều hành bộ phận phần mềm vào năm 2002. “Tôi đã thay đổi 11 công việc trong 10 năm”, ông tâm sự với nhóm quản lý mới của Sun, “Mổi khi chuyển công tác, tôi lại cảm thấy mình quan trọng hơn với Sun”. Ông cũng khuyên họ “ chọn chủ mà thờ” để học tập và tiến bộ. Tuy nhiên, một số thành viên trong công ty lại thấy Schwartz là một kẻ cơ hội vươn lên bằng cách cướp công của người khác.

Bất chấp những lời ra tiếng vào, Schwartz vẫn được Scott McNealy, Giám đốc điều hành đương nhiệm lúc đó chọn làm “người thừa kế”. Chủ tịch của Sun đã ngạc nhiên khi Schwartz tuyên bố chỉ nhận chức giám đốc điều hành nếu ông chủ tịch đồng ý đứng ngoài những cuộc họp của Schwartz. Đầu tiên McNealy từ chối nhưng sau một năm, ông đã thay đổi ý kiến. Ngay sau đó, Schwartz đã đưa ra các quyết định dẫn đến sự thay đổi lớn của Sun Microsystems mà trước đó vẫn nằm trong vòng xem xét. Quyết định mở mã nguồn cho hệ điều hành Solaris là một ví dụ. “Đó là một vấn đề cần được thảo luận, nhưng trên thực tế không hề có sự bàn bạc nào cả. Ông ta chỉ đơn giản là thực hiện nó”, McNealy nói.

Tháng 4.2006, McNealy quyết định chuyển giao quyền lực của hãng cho Schwartz. Vị tân giám đốc điều hành của Sun đã không ngần ngại yêu cầu ngài chủ tịch rút về hậu trường, không được tham gia các cuộc họp của nhân viên, cũng như họp quản lý cấp cao hàng năm. “Điều này thật khó cho Scott (MsNealy). Nó thật sự sẽ làm tổn thương ông ấy”, Schwartz tâm sự.

Ngọc còn có vết

Ngay cả trong quan hệ đối ngoại, Schwartz vẫn luôn giữ một chất “thép” mạnh mẽ. Trong một buổi hội thảo gần đây về tương lai ngành truyền thông, Schwartz đã không ngần ngại chỉ trích hãng Viacom về hành động “cậy quyền, cậy thế” khi khở kiện YouTube vi phạm bản quyền chương trình truyền hình nổi tiếng “The Colbert Report”. “Viacom là một khách hàng quan trọng, nhưng đừng hiểu sai ý nghĩa của điều đó”, Schwartz nói. Để minh chứng cho điều này, Schwartz cho rằng, khi công ty đã đạt lợi nhuận thì nhà cung cấp không phải sợ các khách hàng lớn. Bằng cách ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đối thủ cạnh tranh trước kia như Intel và IBM, ông đã mở rộng con đường đưa công nghệ của Sun tới tất cả khách hàng.

Giờ đây, Schwartz luôn tập trung vào câu hỏi: Liệu Sun có thể phát triển thêm? Những người trong cuộc cho rằng ông đang đưa công ty phát triển nhanh hơn, thậm chí là quá nhanh. Chẳng hạn, trong dự án xây dựng mô hình trung tâm dữ liệu Project Blackbox, các nhà quản lý dự định cho ra mắt vào năm 2007, nhưng trong cuộc họp giữa năm 2006, Schwartz lại nói ông muốn họ thực hiện trong 6 tuần. “ Đó là khuyến điểm của ông ấy”, Greg Papadopoulos, Giám đốc ông nghệ của Sun, nhận xét. “Jonathan cần phải biết rằng mình không nên đí quá nhanh”.

(Vietnambranding - Theo Nhịp CẦu)

No comments: