Wednesday 23 April 2008

Đăng ký host và các bước chuẩn bị để cài blog

Vậy là chúng ta đã lựa chọn được một free webhost phù hợp cho blog của mình, đó là byethost.com.

Xin nói thêm về byethost.com một chút. Đây tuy là một free webhost nhưng rất tốt. Hỗ trợ rất nhiều tính năng như:

Disk space 250 Mega Bytes: với 250 MB thì bạn thoải mái mà post bài trên blog của mình

Monthly bandwidth 6 Giga Bytes: với 6GB bandwith giúp blog của bạn thoải mái tiếp đón khoảng 100 nghìn lượt khách ghé thăm một tháng.

POP Email accounts Unlimited Web mail:cho phép bạn tạo email với chính domain của bạn, có thể nhận email bằng các Mail client như Outlook, Thunderbird, Lotus,….

Yes Automatic script installer 29 full scripts: các script có sẵn giúp bạn cài Joomla, forum VBB hay myPHP, … với chỉ mấy cú click chuột.

5 Extra sub-domains 5 Addon domains: cho phép bạn add thêm 5 domain trên Control panel của bạn, và bạn cũng có thể tạo thêm 5 subdomain (tên miền phụ) trên chính domain của bạn hoặc free domain mà Byethost cung cấp sẵn. Bạn có thể sử dụng chính domain của mình hoặc là các free domain mà Byethost cung cấp.

FTP và File Manager: cho phép bạn quản lý việc download hay upload các file trên host của bạn bằng FTP client hoặc trên chính website.

Yes MySQL databases 3 Php flags manager: cho phép bạn tạo 3 MySQL database và có thể quản lý cũng như cập nhật các database này.

Free website statitics: giúp bạn quản lý và theo dõi các thông tin về dung lượng diskspace và bandwith mà bạn đã sử dụng.

File size limit 10MB: cho phép upload lên các file có dung lượng tối đa là 10MB. Quá thoải mái.

Instant activation: kích hoạt ngay lập tức sau khi đăng kí.

Và một điều rất tốt mà Byethost offer cho chúng ta là không hề có một quảng cáo nào (no force ads hay bannerless) của host xuất hiện trên website hay blog của chúng ta. Với nhiều free host khác thì họ bắt chúng ta phải cho hiện quảng cáo của họ trên website hay blog của chúng ta, nhưng với Byethost thì không hề có quảng cáo nào. Điều này giúp website hay blog của chúng ta “thông thoáng” hơn và đỡ bị phản cảm bởi các quảng cáo hiên ra không mong muốn.

Giới thiệu qua như thế là đủ rồi, các bạn tiến hành đăng ký một account đi nhé. Các bạn hãy vào địa chỉ: BYETHOST.COM để đăng ký một account.

Mình không giới thiệu phải đăng kí như thế nào nữa vì việc đăng ký quá đơn giản, chẳng khác gì việc bạn đăng ký một email hay bất kì một dịch vụ trực tuyến nào. Chỉ việc điền các thông tin cần thiết vào và submit thế là xong. Byethost sẽ gửi một email đến địa chỉ email mà bạn đã cung cấp lúc đăng kí, trong đó sẽ có các thông tin chi tiết để bạn login vào account hosting của mình như: Cpanel URL, username, password (dưới đây là mình ví dụ thôi nhé, còn của bạn sẽ khác của mình)

Cpanel URL: http://cpanel.byethost16.com
Username: b16_799133
Password: dy18jj15uhy

FTP Username: b16_799133
FTP Password: dy18jj15uhy
FTP HostName: ftp.byethost16.com

MySQL Host Name: sql4.byethost16.com
MySQL Password: dy18jj13uv
MySQL UserName: b16_799133

Bạn hãy mở email đó ra, lấy các thông tin cần thiết và login vào account của bạn nhé. Để bước tiếp theo chúng ta sẽ add domain của chúng ta vào host và tạo database để cài đặt blog.

Sau khi đã đăng nhập vào Cpanel của Byethost bạn sẽ thây giao diện của nó thế này.

Bước 1: Bấm vào Domain Manager, hãy điền domain của bạn vào đó và bấm Create. Sau khi bạn create thì domain của bạn sẽ hiện ra ngay bên dưới “Current domains”. Ở dưới cùng có hiển thị các thông tin về name server giúp bạn point domain của bạn đến host này.

Name Servers to use :

ns1.byet.org
ns2.byet.org
ns3.byet.org
ns4.byet.org
ns5.byet.org

Bước 2: quay về trang chủ của Cpanel (click vào nút home ở góc trên bên phải) và click chọn MySQL Manager.

Hãy điền tên database mà bạn muốn tạo vào ô “Make a new database” và click “Ceate database”. Sau khi click xong thì database mà các bạn vừa tạo ra sẽ nằm ngay bên phải.

Xong rồi, bạn đã add xong domain vào host và tạo xong MySQL database. Bạn nhớ ghi lại tên database của bạn lại để phục vụ cho các bước sau nhé.

Công việc cuối cùng bạn cần làm là kết nối domain của bạn vào byethost, hay còn gọi là point (chỉ) domain của bạn đến byethost.

Bạn hãy login vào Cpanel của domain mà bạn đã mua, sau đó điền các thông tin về Name Server của byethost giúp cho domain của bạn tìm đúng đến byethost nhé.

Hình minh họa dưới đây mình point domain mua ở Godaddy đến byethost. Các domain ở các nhà cung cấp tên miền khác cũng tương tự nhau thôi, không có nhiều khác biệt.

Xong rồi, bây giờ bạn chỉ cần chờ khoảng 30 phút đến vài tiếng là domain và host của bạn đã kết nối được với nhau.

Đến đây, tất cả những thông tin mà bạn cần ghi lại để phục vụ cho các bước sau đó là:

FTP Username, FTP Password, FTP HostName, MySQL Host Name, MySQL Password, MySQL UserName, Database name. Đây là các thông tin cần để tiến hành câú hình cho wordpress, upload file lên host và tiến hành cài đặt nên bạn nên ghi lại cẩn thận nhé.

http://phamen.wordpress.com

Các blogger kiếm tiền thế nào?

How do bloggers make money from blogs?

Thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh, một số người ngoài việc lướt webiste tìm kiếm thông tin họ còn có thể kiếm tiền trên mạng.

Cách đây vài năm thì việc này có vẻ khó nhưng nếu bạn là người thường xuyên cập nhật thông tin thì điều này hoàn toàn có thể làm được và hoàn toàn hợp pháp.
Cách đơn giản nhất là kiếm tiền từ blog và bạn sẽ tìm hiểu trong bài viết này các blogger kiếm được tiền bằng cách nào.Các blogger có thể kiếm tiền từ:

Các chương trình quảng cáo (Advertising Programs)

Chỉ mới cách đây vài tháng thôi đã bùng nổ rất nhiều chương trình quảng cáo trực tuyến mà bạn có thể tham gia kiếm tiền thông qua các chương trình này
Chương trình được nhiều người tham gia nhất là các chương trình quảng cáo ngữ cảnh contextual ad như Google - Adsense, YPN, BlogAds,Chitika’s eMiniMalls and CrispAds, Text Link Ads.

Một số chương trình quảng cáo khác mà các blogger có thể dùng là Adgenta, Azoogle Ads, Intelli Txt, Peak Click, DoubleClickTribal Fusion, Adbrite, Clicksor, Industry Brains, AdHearUs, Kanoodle, AVN, Pheedo, Adknowledge, YesAdvertising, RevenuePilotTextAds, SearchFeed, Target Point, Bidvertiser, Fastclick Value Click and OneMonkey.

Việc lựa chọn các chương trình quảng cáo còn tùy thuộc vào lĩnh vực mà website của bạn nắm đến cộng với các điều khoản mà các nhà quảng cáo đưa ra.Các chương trình cáo nên tham gia được giới thiệu ở bài viết khác.

Các chương trình quảng cáo qua RSS (RSS Advertising )

Các chương trình này chưa phổ biến lắm nên tôi sẽ cập nhật danh sách sau

Affiliate Programs

Có rất nhiều chương trình affiliate mà bạn có thể tham gia.Một số hệ thống affiliate lớn mà ở đó bạn có thể tìm thấy hàng chục hay hàng trăm ngàn chương trình affiliate có thể kể đến là Amazon, Linkshare, Clickbank and Commission Junction.Dĩ nhiên còn nhiều chương trình khác không được liệt kê trong các hệ thống này.
Nếu có thời gian, bạn có thể tham khảo thêm MaxBounty, Affiliate Window, ShareaSale, Affiliate Fuel, clixGalore, zoogleAds

Bán các sản phẩm download được của bạn (Digital Products)

Bạn hoàn toàn có thể tạo ra các báo cáo ( report ) về thủ thuật nào đó hoặc hướng dẫn mọi người cách sử dụng một phần mềm và phát triển thành tài liệu và bán cho những người quan tâm.
Các tài liệu này có thể tạo ra dạng ebook, audio, video hay một khóa học ngắn hạn nào đó.Bạn nên nhớ, bất cứ một chủ đề nào đều có một số lượng người nào đó quan tâm đến.Vấn đề có thể cũ đối với người này nhưng lại là mới với người khác.

Cho Tặng (Donation)

Khi blog của bạn có nhiều đều chia sẻ hữu ích, một số khách viếng thăm sẵn sàng tặng cho bạn một khoản tiền nào đó.Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy một số blog hiển thị nút Donation hay "Buy Me A Coffee".

Ngoài những hình thức trên, các blogger còn có một số hình thức khác nhằm mở rộng hệ thống blog của mình cũng như tăng thêm thu nhập.Theo tôi, bạn chỉ cần làm tốt một số chương trình được liệt kê ở trên là có thể kiếm tiền qua blog được rồi.

Viết blog… ra tiền

Đỗ Minh Hội bên góc làm việc của mình. (Ảnh: Ngoisaoblog).

Blogger Xương Thủy Tinh khá “đình đám” trong hệ thống weblog TPHCM, tên thật là Đỗ Minh Hội. Minh Hội năm nay 16 tuổi, là blogger Việt Nam đầu tiên tìm được việc làm thông qua tham gia các hoạt động trong cộng đồng blog.

Theo hợp đồng, Minh Hội sẽ nhận được 20 triệu đồng thù lao. Trong đó, 7 triệu đồng cho việc viết blog tại địa chỉ ngoisaoblog.com, 7 triệu đồng cho công việc quản trị website Ngôi sao blog và 6 triệu đồng để Hội học thêm về lập trình, thiết kế website…

Điều đặc biệt, blogger này là một người khuyết tật. Hội đã từng xuất hiện trên hầu hết các hệ thống blog với thông điệp “Yêu cuộc sống” khi cậu mắc phải căn bệnh xương dễ vỡ.

Những bài viết liên tục cập nhật trên nhật ký online của Minh Hội về những ngày mệt nhọc mà mẹ cậu phải trông nom khi con đổ bệnh, ngậm ngùi bán nhà, chuyển nhà để có tiền chữa căn bệnh nan y… được giới blogger theo dõi, động viên kịp thời.

Những cách kiếm tiền "chuyên nghiệp" từ blog của giới trẻ thế giới:

1. Quảng cáo trả - tiền - cho - mỗi - click




Việc kiếm được một khoản thu nhập kha khá thông qua Google Adsense cũng như các dịch vụ quảng cáo trả - tiền - cho - mỗi - click khác là hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn. Trong khi một số blogger than thở rằng họ chỉ kiếm được rất ít từ các quảng cáo đó thì bạn có thể tin tưởng rằng số tiền mà bạn kiếm được sẽ bao gồm từ 6 chữ số trở lên. Đặc biệt, trong trường hợp bạn có một blog thu hút được đông đảo lượt người truy cập, việc thu lợi trở nên dễ dàng hơn.



Việc cài đặt Adsense trên blog cũng rất đơn giản, đó chỉ là vấn đề bạn chuyển qua mã code trên website của mình. Và khi đó, mỗi lần một người khách click vào một trong các đường link trên quảng cáo, bạn sẽ nhận được một số phần trăm lợi nhuận. Điều quan trọng là bạn có thể tùy chọn mẫu quảng cáo phù hợp nhất cho blog của mình nên sẽ tránh được tình trạng thiếu hấp dẫn như một số hình thức quảng cáo khác.



2. Blogads




Viết thư mời đến Blogads - một trang web chỉ chuyên cung cấp quảng cáo cho các blog lớn - tức là blog thu hút được nhiều người truy cập. Các blogger sẽ nhận được một khoản phí từ mỗi quảng cáo được bán. Nhưng điểm bất tiện là nếu blog của bạn chỉ có một lượng truy cập ít ỏi, bạn sẽ khó lòng được Blogads để mắt tới.

Trong trường hợp bạn không biết ai có thể thay mặt bạn đưa ra lời gợi ý, bạn có thể thử viết thư đề nghị một chỗ trong danh sách chờ. Nhưng hãy nhớ rằng, còn nhiều blogger khác cũng đang trong tình cảnh chờ đợi từ nhiều năm nay.



3. Thu nhập liên kết




Rất nhiều nhà bán lẻ trên mạng sẵn sàng trả một số phần trăm trong doanh thu bán được nếu đó là kết quả của việc họ đã đặt quảng cáo trên blog của bạn. Amazon.com là một trong những trang web như thế. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ghé thăm các website khác như Commission Junction để tìm kiếm các nhà bán lẻ quan tâm.



Tuy nhiên, kết quả thu được cũng rất khác nhau. Trong khi hình thức này giúp bạn kiếm được một khoản kha khá thì thực tế là nó không đơn giản như các chương trình quảng cáo trả - tiền - cho - mỗi - click. Những quảng cáo động nhiều màu sắc đôi khi gây khó chịu cho nhiều người vì nó quá nhàm chán. Vì vậy, nếu may mắn, bạn có thể chọn những mã code cho các quảng cáo phù hợp nhất với blog của mình.



4. Sách điện tử




Nếu bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, bạn có thể quan tâm đến việc viết sách điện tử và bán chúng thông qua blog. Đây có thể là một cách hay để mở rộng hơn nữa những thông tin bạn đã từng chia sẻ trên blog của mình trong quá khứ.

Hãy kiểm tra xem chủ đề nào lôi cuốn được sự chú ý và yêu thích của độc giả nhất. Nếu thực sự bạn có những độc giả trung thành và lượng truy cập ổn định, bạn hoàn toàn có thể có trong tay một cuốn sách best-seller!



5. Sử dụng Café Press




Nếu blog của bạn có một logo dễ nhận thấy, tại sao bạn không thử đưa nó lên Café Press? Café Press cho phép bạn đặt logo blog của mình hay in phun trên những sản phẩm như đồ uống giải khát, áo sơ mi, lịch tay… Bán chúng trên blog của mình và bạn sẽ thu được những khoản lợi nhuận không nhỏ.



6. Tip Jar


Một số blogger đặt các “tip jar” trên blog của mình. Tip jar là các nút để gửi tiền quyên góp đến tài khoản của người nhận thông qua e-mail. Có nhiều blogger cho biết họ đã kiếm được hàng trăm đôla chỉ riêng với các tip jar. Nhưng không phải tất cả các blogger đều được gợi ý sử dụng hình thức này bởi lẽ bạn phải có lý do hoàn toàn chính đáng mới nên đặt các tip jar trên blog của mình.

(Theo Physicalmentalone's blog)

Những blogger hàng đầu thế giới kiếm được bao nhiêu tiền từ blog? (adsense)


Nhiều người viết nhật ký trên mạng để giải trí, giao lưu, kết bạn hay chia sẻ kiến thức. Nhưng nhiều người khác làm việc này để kiếm thêm thu nhập đồng thời cũng có những blogger kiếm tiền toàn thời gian từ blog. Trong số hàng triệu triệu người viết, có những người đã thành danh và tạo ra nguồn thu nhập khiến ai cũng phải giật mình. Nhiều blog thành công được đầu tư nội dung khá kỹ ngay từ đầu, nhưng cũng có những blog thành công nhờ những sự cố tức cười. Điều này cho thấy cơ hội kinh doanh trên internet không phải khó mà cũng chẳng dễ gì! Bài viết này được dịch từ Business Week đề cập đến các blogger hàng đầu thế giới và vài nét về nội dung cũng như thu nhập từ blog của họ, nhằm giúp bạn đã hoặc đang làm blog định hướng và có cái nhìn về cơ hội kiếm tiền từ blog.

URL: boingboing.net
Ngày phát hành: Tháng 1, 2000
Thu nhập: Hơn một triệu 1 đô-la/năm

BoingBoing, một danh mục những gì tuyệt vời, có lẽ là vua của các blog kiếm tiền. Luôn luôn đứng hàng đầu trên Technorati, tháng 6 trang đã có 22 triệu lượt xem từ 2,6 triệu khách tham quan. Giá quảng cáo dao động từ 350 đô-la một button nhỏ cho một tuần đến giữa 2.000 đô-la và 5.000 đô-la cho tối thiểu 170.000 hiển thị các quảng cáo dạng banner, tất cả được bán thông qua Federated Media. Tần số cập nhật - bốn tác giả cập nhật trang từ 20 đến 40 lần mỗi ngày - giúp lượng truy cập đến blog cao, Mark Frauenfelder và vợ, Carla Sinclair, hăng hái viết truyện vui, khoa học viễn tưởng, máy tính và công nghệ. “Người xem BoingBoing tiếp tục tăng, chúng tôi vẫn còn chưa hoàn toàn hiểu hết lý do”, Frauenfelder nói. “Bây giờ là thời điểm trở thành công ty”. Và một điều tốt: BoingBoing bán quảng cáo hơn 1 triệu đô-la/năm.

URL: icanhascheezburger.com
Ngày phát hành: Tháng 1, 2007
Thu nhập: Được đánh giá 5.600 đô-la/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập.

Blog này, nhấn mạnh các hình ảnh ngờ nghệch của các chú mèo và chú thích ngây ngô, đã vươn tới nhóm đầu trên thế giới blog vài tháng nay sau khi một đôi ngụ tại Hawaii bắt đầu trò đùa nghịch. Theo Eric Nakagawa, còn được gọi là Cheezburger, kể từ khi phát hành trên mạng vào tháng giêng, lượng truy cập Cheezburger tăng lên gấp đôi mỗi tháng và bây giờ blog đạt nữa triệu lượt truy cập mỗi ngày, đứng thứ ba theo lượng truy cập trên nền WordPress. “Nếu bạn chạm đúng chỗ và bạn có thể xây dựng một cộng đồng, bạn không thể có ý tưởng 1 triệu đô-la nhưng bạn có ý tưởng 10.000 đô-la hoặc 100.000 đô-la”, Nakagawa nói, người đã bỏ việc phát triển phần mềm đế chơi blog Cheezburger toàn thời gian. Các quảng cáo tại Cheezburner, thông qua Blogads, giá khởi điểm 500 đô-la và giá 5.400 đô-la ở các vị trí ưu tiên. Trang cũng bán quảng cáo Google Adsense và AdBrite. Gần đây được xếp hạng thứ 26 trên danh sách những blog được liên kết nhiều nhất tại Technorati.

URL: shoemoney.com
Ngày phát hành: Tháng 11, 2005
Thu nhập: 12.000 đô-la/tháng

Cách tốt nhất để kiếm tiền trên mạng là viết blog về kiếm tiền trên mạng? Jeremy Schoemaker, một doanh nhân trên web 33 tuổi đã làm như vậy. Nữa giờ mỗi ngày anh viết cho ShowMoney, trang thu hút hơn 20.000 người xem mỗi ngày, mang lại 12.000 đô-la/tháng và nơi giới thiệu các sản phẩm web của chính mình. Một công ty kinh doanh khác - AutionAds, hiển thị các quảng cáo cho trang đấu giá eBay và NextPimp.com rao bán ringtone - là những công việc mạo hiểm chính của anh; số tiền từ blog chỉ là 3% thu nhập của công ty. Các công ty khác quảng cáo tìm đọc giả phù hợp từ ShowMoney, hầu như trang luôn xếp hạng top 100 trên Technorati. Schoemaker không có quảng cáo trên blog cho đến tháng giêng năm 2007, và năm đoạn phim quảng cáo ngắn được bán nhanh chóng. “Chúng tôi đã chưa bao giờ bán đoạn phim quảng cáo “, anh ta nói. “Chúng tôi có một danh sách chờ được mua”.

URL: overheardinnewyork.com
Ngày phát hành: Tháng 7, 2003
Thu nhập: Đánh giá $8,100/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập.

Nhà phát triển phần mềm Morgan Friedman và năm biên tập viên làm việc bán thời gian duy trì Overheard in New York, một bộ sưu tập những lời bình luận nặc danh đăng bởi đọc giả được sắp xếp từ vui nhộn đến thái quá. Bắt đầu từ năm 2003, blog đã thu lợi nhuận, nhưng Friedman nói lợi nhuận có thể tăng theo 10 lần trong vòng hơn 6 tháng. Các quảng cáo nhỏ được bán tại Blogads có giá 375 đô-la/tuần, và một quảng cáo flash trên trang đầu tiên có giá đến 6000 đô-la. Overheard đã đạt 6 triệu lượt xem một tháng và hơn 100 người mỗi ngày đăng ký đọc blog. Năm ngoái một quyển sách đã được xuất bản và hơn bốn blog cùng tạo nên mạng Overheard: Overheard at the Office, Overheard at the Beach, Overheard Everywhere, và Celebrity Wit. Đọc giả chính của trang, Friedman nói, là phụ nữ trẻ và đồng tính nam - các nhóm mà các nhà quảng cáo thèm muốn. Mặc dù Overheard mang lại tiền, ông vẫn bảo, “Tôi luôn luôn đi bên cạnh cộng đồng hơn là một công ty. Tôi cũng muốn kiếm đủ tiền để chúng tôi có thể đầu tư phát triển hơn. Tôi không cần xây dựng công ty web 2.0 mà tôi có thể bán hàng triệu đô-la”.

URL: kottke.org
Ngày phát hành: Tháng 3, 1998
Thu nhập: Được đánh giá $5,300/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo.

Nhà thiết kế web tự học Jason Kottke đặt một quảng cáo nhỏ trên blog do mình thiết kế, ông ta quảng cáo “ngôi nhà xinh xắn của những sản phẩm siêu văn bản”. Quảng cáo được bán thông qua Deck, một mạng quảng cáo giới hạn mua trên 18 trang định hướng thiết kế hàng đầu. Kottke bắt đầu viết blog năm 1998, trên 0sil8, một trang trên đó ông xây dựng hồ sơ công việc thiết kế. Blog đã được chuyển đến tên miền hiện tại năm 1999, và bây giờ có 250.000 đến 300.000 người tham quan mỗi tháng - đủ đem lại khoảng 5.300 đô-la lương tháng cho ông. Trang được xếp hạng giữa trong top 100 blog được liên kết nhiều nhất trên Technorati. Như một trong những blog sớm nhất, với độc giả quan tâm đến thiết kế, Kottke.org thu hút các nhà quảng cáo sáng tạo và chuyên nghiệp. Và ông muốn giữa đúng mục đích ban đầu hơn là tối đa hóa lợi nhuận bằng treo nhiều quảng cáo và thay đổi nội dung để tăng lưu lượng truy cập. “Tôi làm nhiều thứ để giới hạn thu nhập” ông ta nói. “Cung cấp một trang tốt và dịch vụ tốt cho một nhóm nhỏ đọc giả là những gì mà tôi nhắm đến”.

URL: mashable.com
Ngày phát hành: Tháng 7, 2005
Thu nhập: Được đánh giá $166,000/tháng dựa trên tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập

Pete Cashmore bắt đầu làm Mashable cách đây hai năm, blog viết về các xu hướng xã hội nổi bậc mà anh ta định nghĩa là “nhắm vào đa dịch vụ web”. Bây giờ đó là một công việc toàn thời gian. ” Các blog phải ngủ nhiều”, anh nói. Mashable được xếp hạng trong top 15 tập trung theo xu hướng trực tuyến và mạng xã hội. Với hơn bốn triệu lượt xem hàng tháng, Cashmore cho biết lượng truy cập blog đúng đối tượng. Nhưng ngay từ khi bắt đầu làm Cashmore không trông đợi kiếm sống từ blog. “Ý tưởng mà những blogger hàng đầu tạo nên số tiền lớn thì tức cười”, Cashmore nói. ” Người ta bám vào, dù thế nào đi nữa, làm tốt vào thời gian này. ” Mashable sử dụng Federated Media để bán quảng cáo. Các quảng cáo văn bản có giá khởi đầu 100 đô-la/tuần, banner có giá 2.000 đô-la.

techcrunch.com
Ngày phát hành: Tháng 6, 2005
Thu nhập: 200.000 đô-la/tháng


Một blog khác luôn đứng top đầu trên danh sách Technorati, đó là TechCrunch, trở thành công ty toàn thời gian Michael Arrington vào năm 2006, với thu nhập 200.000 đô-la mỗi tháng từ thông báo giới thiệu việc làm và quảng cáo. Arrington đã bắt bắt đầu viết blog từ hai năm trước đây. Blog trở thành mạng cho các thiết bị, công nghệ di động và các trang cho Anh, Pháp và Nhật Bản. Federated Media nắm giữ việc bán quảng cáo cho trang, có tổng cộng khoảng 5 triệu lượt xem mỗi tháng: mỗi quảng cáo dạng văn bản nhỏ có giá 300 đô-la một tuần, các banner có giá hàng ngày đô-la. “Các nhà quảng cáo của chúng tôi là những người muốn nắm bắt các độc giả mê công nghệ và thử công nghệ mới.” Arrington nói. “Chính điều đó nhắm vào đọc giả chi tiêu nhiều tiền”. Thêm vào lợi nhuận quảng cáo công ty còn có các nhà tài trợ và trong tháng 9 công ty có kế hoạch làm chủ TechCrunch 20, hội nghị tại San Francisco nơi 20 nhà khởi động phát hành sản phẩm của họ và một bảng nhận xét để dành lấy một giải thưởng 50.000 đô-la.

Và nhiều blog khác thuộc hàng cao thủ!

URL: talkingpointsmemo.com
Ngày phát hành: Tháng 11, 2000
Thu nhập: Đánh giá $45 000/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập

URL: perezhilton.com
Ngày phát hành: Tháng 9, 2004
Thu nhập: Được đánh giá 111.000 đô-la/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập

URL: gothamist.com (và 13 sites khác trong mạng “-ist”)
Ngày phát hành: Thánh 1, 2003
Thu nhập: Trung bình hàng tháng từ 50.000 đến 60.000 đô-la/tháng trong vòng 12 tháng vừa qua.

URL: gofugyourself.typepad.com
Ngày phát hành: July, 2004
Thu nhập: Được đánh giá 6.240 đô-la/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập

URL: problogger.net (nhiều site)
Ngày phát hành: Tháng 11, 2004
Thu nhập: Hơn 100,000 đô-la

Adsense


Free META Tag Analyzer

Blogger Trung Quốc có được phép kiếm tiền?

Từ Tịnh Lôi.
Từ Tịnh Lôi. (China.org)

Tháng 10 năm ngoái, một đồng nghiệp thuyết phục cô diễn viên, nhà biên kịch và đạo diễn Từ Tịnh Lôi viết blog. Chỉ 5 tháng sau, blog của cô gái này đã nổi danh nhất Trung Quốc, và là đề tài chính của cuộc tranh luận về cách kiếm tiền nhờ web log.

Blog của Từ đã thu hút hơn 11 triệu lượt khách ghé thăm. Cô cho biết đã có nhiều công ty liên hệ tìm hiểu giá quảng cáo trên site này. Nhưng Sina.com, công ty quản lý cổng Internet của Trung Quốc và đưa các blog lên mạng, tuyên bố không có ý định thương mại hóa các blog cá nhân.

Cuộc tranh luận này là dấu hiệu rõ nhất cho thấy blog có thể biến thành một công cụ kiếm tiền tuyệt vời, chứ không chỉ đơn thuần là sân khấu độc diễn. Hiện trên thế giới cho chừng 30 triệu blog, trong đó Trung Quốc có 2 triệu. Nhưng blog chưa thu hút được lượng quảng cáo nào đáng kể, và cho đến giờ những người kinh doanh trên mạng vẫn đang phân vân không biết liệu blog có trở thành một thế lực mạnh trong thương mại trên mạng hay không.

Cuộc tranh luận ở Trung Quốc bắt đầu vài tuần trước, khi Từ - trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình - ám chỉ rằng cô có thể kiếm được tiền nhờ bán quảng cáo trên weblog rất nổi đình nổi đám của cô.

Nhưng trong một cuộc phỏng vấn sau đó, Từ lại nói rằng cô chỉ sẵn sàng chờ đón các cơ hội thương mại hóa blog, chứ không chắc việc đặt quảng cáo trên đó có thích hợp hay không.

"Tôi muốn blog của mình tương đối yên tĩnh", cô nói. "Nếu có những ý tưởng quảng cáo hay, tôi sẽ xem xét, nhưng không phải là ngay bây giờ".

... tôi có được niềm vui tự thể hiện bản thân, Xu nói về việc viết blog hàng ngày.
"Tôi có được niềm vui tự thể hiện bản thân", Xu nói về việc viết blog hàng ngày. (China Daily)

Nhiều người trên mạng đứng về phía Từ và đòi quyền kiếm lợi từ blog, nhưng các quan chức của Sina.com nói họ không có kế hoạch đặt quảng cáo. Công ty này có doanh thu hàng năm 194 triệu USD, trong đó 85 triệu thu được từ quảng cáo.

"Hiện thời ở Sina không có chuyện dùng blog cho mục đích thương mại, và trong tương lai cũng chưa rõ có hay không", Meng Xiangpeng, phát ngôn viên của Sina, nói.

Năm ngoái, Sina đã giới thiệu một loạt weblog của các "sao" và chúng được cực kỳ ưa chuộng. Diễn viên điện ảnh, ca sĩ, thậm chí các doanh nhân nhất loạt lên mạng làm blog, coi đó là phương tiện để giao tiếp với những thành phần công chúng mới, hoặc là để đánh bóng tên tuổi mình.

Hung Huang, một chủ bút tạp chí ngổ ngáo và là nhân vật ưa thích của giới truyền thông, vừa bắt đầu weblog của mình vào ngày Valentine. Chỉ trong vài ngày, cô viết những lời chỉ trích chồng cũ là đạo diễn Trần Khải Ca cùng bộ phim mới đây của ông mang tên "Vô cực". Phim này đã bị chế nhạo trên mạng từ trước đó.

Đột nhiên, blog của Hung phi thẳng lên vị trí số 1 trong hàng loạt các weblog ăn khách nhất Trung Quốc.

Tuy nhiên, dường như chưa có trang nào sánh được với blog của Từ về mức độ thanh nhã, trí tuệ và được ưu chuộng. Cô nổi tiếng trong vai trò diễn viên truyền hình và điện ảnh ngay sau khi tốt nghiệp Viện Điện ảnh danh tiếng ở Bắc Kinh năm 1996.

Trong blog của mình, Từ viết về cuộc sống thường ngày, đăng ảnh các món ăn, liệt kê danh sách những loài hoa và bộ phim cô thích. Từ cũng viết về triết học, làm phim và khía cạnh kinh tế của weblog.

"Tôi có thể có chút khiếu kinh doanh, nhưng rất ít thôi", cô viết trên weblog.

"Điều quan trọng nhất đối với tôi là viết hay. Còn làm thế nào để phát triển một mô hình kinh doanh cho weblog ư? Tôi xin nhường câu hỏi khó khăn này cho các ngôi sao ngành công nghệ tin học".

Nguồn tin: VnExpress.net

Phần mềm báo blog mới

Hôm nay, sử dụng Google Analytics để thu thập thông tin từ độc giả trên cẩm nang. Phát hiện ra có một chuỗi tìm kiếm hơi lạ, chuỗi tìm kiếm có nội dung như sau: "phần mềm báo blog mới - bạn có thể click vào liên kết đó để xem kết quả được google hiển thị - cẩm nang cũng được tìm thấy và đứng ở vị trí thứ 4 nhưng kết quả lại khác xa với mong đợi với người sử dụng dịch vụ tìm kiếm". Lúc đầu mình cũng không biết là độc giả của cẩm nang muốn điều gì từ khi gõ chuỗi tìm kiếm này nhỉ?

Sau một lúc suy nghĩ, mới phát hiện ra là những độc giả của cẩm nang đang muốn tìm cho mình phần mềm đọc blog - những phần mềm mà khi cài đặt lên máy tính, nó cho phép người sử dụng có thể Subscribers những bài viết từ blog đó về máy và người sử dụng có thể đọc những bài viết mới từ các blog mà họ đã Subscribers. [nhờ kênh phân phối RSS FEED]

Thông thường những phần mềm này thường có chức năng tự động cập nhật những bài viết mới nhất từ các blog và báo cho người sử dụng biết - cũng giống như việc mọi người cũng thường xuyên làm đó là: check mail...

Vậy là đã rõ nhu cầu của độc giả rồi nhé, việc còn lại của mình là sẽ giới thiệu cách phần mềm có những chức năng như vậy để mọi người có thể chọn cho mình một phần mềm ưa thích và sử dụng nó để đọc blog nhằm tiết kiệm thời gian lướt web cho mọi người.

Danh sách 10 phần mềm miễn phí thâu tóm thông tin RSS FEED

1. Omea Reader - Free RSS News Feed Reader
Omea Reader makes staying up to date with RSS feeds, Usenet news and web pages a smooth experience tailored to your reading style and organizing talent with search folders, annotations, categories and workspaces.

2. Awasu Personal Edition - Free RSS News Feed Reader
Awasu Personal Edition is an extremely feature-rich RSS feed reader. The option to enhance it with plug-ins and hooks in particular makes Awasu a powerful aggregator, in spite of some limitations.

3. Google Reader - Free RSS News Feed Reader
Google Reader is a decidedly simple yet very usable and, thanks to a flexible labeling system, quite comprehensive web-based RSS feed reader.

4. Bloglines - Free RSS News Feed Reader
Bloglines is a great, web-based way to read RSS feeds. There’s no software to wrestle with, and using Bloglines is smooth and easy. Unfortunately, searching and a few other features are missing.

5. RSS Bandit - Free RSS News Feed Reader
RSS Bandit is a nice and very capable feed reader that lets you browse news in an organized fashion. Its flexibility, virtual folders and synchronization abilities are great, but it would be even greater if it integrated with Bloglines and NewsGator Online, too.

6. Squeet - Free RSS News Feed Reader (Squeet is no longer available)
Squeet delivers news items from RSS and Atom feeds to your email Inbox, integrating them nicely with other incoming "stuff" and exposing them to all the power of your email program while providing convenient subscription management itself. Unfortunately, Squeet emails themselves are not all that appealing and, worse, hard-coded to take up too much horizontal screen estate. More flexible delivery schedules would be great, too.

7. intraVnews - Free RSS News Feed Reader
intraVnews makes Outlook read RSS feeds naturally, allowing for smart grouping, searching, filtering and archiving of news items and blog posts. Unfortunately, intraVnews’ interface is not always straight forward, and the option to post news would be great, too.

8. SharpReader - Free RSS News Feed Reader
SharpReader is a great RSS feed reader that knows how to organize news and blogs in their logical order to make following them easy. Virtual folders and searches would be logical next steps.

9. Mozilla Thunderbird - Free RSS News Feed Reader
Mozilla Thunderbird is a fully featured, secure and very functional email client and RSS feed reader. It lets you handle mail efficiently and with style, and Mozilla Thunderbird filters away junk mail too.

10. BlogExpress - Free RSS News Feed Reader
BlogExpress is a nice, simple and highly functional news reader. You can’t currently use it to search news or work on individual items, though.

Trên đây là 10 phần mềm miễn phí đọc RSS FEED, một trong số những bài viết tiếp theo mình sẽ giới thiệu những phần mềm tốt nhất để đọc Rss Feed. Tuy nhiên những phần mềm này là những sản phẩm thương mại, vì vậy cách tốt nhất của mình bây giờ là hãy lựa chọn nột trong số những sản phẩm miễn phí đã được đề cập ở trên để bắt đầu nhận được "báo blog mới".

Có thể bạn muốn đọc thông tin nhiều hơn từ blog này, hãy Subscribers blog của mình sau khi lựa chọn được 1 phần mềm ưa thích của bạn.


Thủ thuật Adsense cho Blogger phần 3 - Công thức để thành công

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức thu nhập từ Google Adsense trên blog của bạn. Có nhiều sách đã viết về những bí mật để thành công với Google Adsense. Nhưng dù sao mục đích trong series bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập từ Adsense. Hay nói chung lại đây là một công thức đơn giản minh họa tác động của từng yếu tố đến thu nhập từ Google Adsense.

Thu nhập từ Adsense = Số lượng người truy cập + Các quảng cáo được trả tiền cao + Các quảng cáo có liên quan + Tối ưu hóa thiết kế và vị trí đặt các quảng cáo

Một trong 4 yếu tố trên trực tiếp tác động lên mức thu nhập từ Adsense của bạn. Đừng chỉ chú trọng vào một yếu tố nào đó, vì nếu một yếu tố nào đó yếu, nó sẽ trực tiếp làm giảm mức doanh thu của bạn. Bây giờ ta hãy phân tích tác động của từng yếu tố một.

Số lượng người truy cập

Càng nhiều người nhìn thấy các quảng cáo Adsense của bạn tức là có thể có càng nhiều người sẽ click vào các quảng cáo đó cho bạn. Khi tôi kiểm tra thống kê của Google Adsense về thu nhập hàng ngày của tôi, tôi nhận thấy rằng thu nhập trong quá khứ và một vài tuần gần đây tăng đáng kể, tỉ lệ thuận với số người xem các trang trong blog của tôi. Hãy tìm cách làm tăng số người đọc blog của bạn, bạn sẽ thấy thu nhập của bạn cũng sẽ tăng theo tương ứng.

Những quảng cáo trả tiền cao

Một lần nữa tôi lại đề cập đến một sự thật hiển nhiên. Nhưng nếu nội dung mà bạn viết trên blog của bạn thu hút được nhiều quảng cáo trả tiền cao, bạn sẽ phải làm việc thật tốt hơn nữa để giữ chân các quảng cáo này. Ví dụ: PVR Blog đang làm rất tốt khi thu nhập từ Adsense là rất cao, bí mật của thành công này phần nào đó là do các quảng cáo trên blog này là các quảng cáo được trả tiền rất cao. Chủ đề của blog này, như bạn mong đợi, là công nghệ PVR gồm có: TiVo, Relay TV, v.v.. Đây là công nghệ tiên tiến, do vậy các nhà quảng cáo sẵn sàng trả rất nhiều tiền để có được các quảng cáo được đặt trên blog này. Hãy so sánh nếu như một ai đó viết blog về “Tăm xỉa răng” thì tôi nghĩ là chắc sẽ chẳng có quảng cáo nào đáng giá hiện lên trên blog của người ấy, và để đạt được mức doanh thu như PVR Blog thì phải có số lượng người truy cập cao hơn rất nhiều lần.

Các quảng cáo có liên quan

Lý do thứ 2 mà PVR blog thành công đó là nó phục vụ cho các quảng cáo có liên quan đến lĩnh vực này. Để dễ dàng cho người đọc tìm kiếm thông tin, Google Adsense đã đưa ra các quảng cáo có liên quan đến công nghệ PVR. Gần đây tôi có ghé thăm một blog viết về các địa điểm du lịch ở Australia, nhưng thật không may là các quảng Adsense có trên blog này lại toàn về Xe hơi điều khiển từ xa. Làm tăng mức độ liên quan của nội dung trên blog của bạn với các quảng cáo, tức là bạn đã tiến thêm được một bước nữa để làm tăng doanh thu từ Adsense.

Tối ưu hóa thiết kế và vị trí đặt quảng cáo

Điều dễ chịu nhất của chương trình Google Adsense là họ cho phép bạn tự do lựa chọn màu sắc và vị trí đặt các quảng cáo của bạn. Trong thế giới quảng cáo, vị trí đặt quảng cáo là nội dung quan trọng nhất tác động đến sự thành công của quảng cáo. Một biển báo đặt trên một con đường không có người qua lại không thể có kết quả như là một biển báo đặt trên một con đường có rất nhiều người qua lại. Thiết kế và vị trí quảng cáo của bạn là không tốt nếu như bạn đặt chúng ở những nơi mà chẳng có ai click vào bao giờ.

Kết hợp chúng với nhau

Bốn yếu tố trên theo rất nhiều cách sẽ tác động đến kết quả của bạn. Bạn phải biết cách cải tiền từng yếu tố một để tối ưu hóa thu nhập của mình.

Thu nhập của bạn sẽ tăng tỉ lệ nghịch với sự yếu kém trong các yếu tố trên trong blog của bạn. Ví dụ như bạn có các quảng có trả tiền cao, bạn có nội dung liên quan đến các quảng cáo rất tốt, vị trí và màu sắc quảng cáo rất hợp lý, nhưng bạn không có ai ghé thăm tức là bạn đã làm chưa tốt. Hoặc là bạn có các quảng cáo trả tiền cao, có nhiều người ghé thăm, có quảng cáo liên quan đến nội dung, nhưng bạn lại đặt chúng ở nơi mà mọi người không nhìn thấy hoặc khó phát hiện ra thì tức là bạn đã lãng phí những điểm mạnh kia của mình. Chỉ tập trung vào một yếu tố là không đủ.

Vậy làm sao để cải thiện từng yếu tố một? Trong các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ bàn tiếp về vấn đề này.

http://phamen.wordpress.com

Một cách kiếm tiền mới cho các blogger

Nếu chưa thể kiếm tiền từ blog của mình trong những năm qua, bạn đừng sốt ruột. Vì năm 2008, chuông mới điểm: Thời cơ đã tới! Khi nhận thấy tiềm năng từ việc kiếm tiền từ Internet thì đồng thời những loại dịch vụ và công cụ quảng cáo trên mạng giành cho giới chơi blog cũng phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng, phụ thuộc chủ yếu vào số lần truy cập.

Những "cỗ máy" kiếm tiền
Một số lượng lớn những dịch vụ và công cụ đang giúp giới blogger có thể kiếm được tiền thông qua phần quảng cáo được đặt trên blog của mình.

Sự lựa chọn: Có những mẩu quảng cáo dưới dạng âm thanh, cũng như thêm hình ảnh vào blog. Một vài công cụ cũng cho phép người sản xuất thỏa mãn yêu cầu của khách về giao diện, vị trí của mẩu quảng cáo.

Tiềm năng: Những nhà sản xuất và phân tích cho biết tiền kiếm được từ quảng cáo sẽ phụ thuộc chủ yếu vào lượng người truy cập, mức độ uy tín của nội dung và nội dung phù hợp của mẩu quảng cáo.

“Sẽ có nhiều hình thức kinh doanh mới xuất hiện trong năm 2008 và sẽ thúc đẩy nhiều hơn nữa công nghệ kiếm tiền.” - Pete Blackshaw, phó giám đốc điều hành chiến lược của website Nielsen Online, đơn vị phân tích Web của Tập đoàn Nielsen, nói.
Theo các chuyên gia quảng cáo trên Internet, các blogger chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ trong việc kiếm tiền. Người viết blog có thể kiếm được 10-20 USD mỗi tháng nhờ quảng cáo. Tất nhiên, số tiền này sẽ phụ thuộc vào số lượng người truy cập, mức độ đáng tin cũng như nội dung của blog có phù hợp với lượng khách ghé qua.

Audio và Video
Từ ngày 1/2/2008, Hãng truyền thông V2P tại San Diego đã đưa ra mẩu quảng cáo thu gọn chỉ từ 5-8 giây, gọi là NetAudio. Chương trình này sẽ tự động xuất hiện khi khách ghé thăm blog. Chủ blog có thể đăng ký miễn phí dịch vụ này và sau đó V2P sẽ tự động phân loại mẩu quảng cáo (cạnh tranh với nhau để được xuất hiện trên một trang blog được xác định). Số tiền đấu giá ở mức 14 USD cho 1.000 lần truy cập. Chủ blog sẽ thu được 25% số tiền lợi nhuận.


Hiện đã có khoảng 25.000 chủ blog đã đăng ký dịch vụ này, theo ông Michael Knox, đồng sáng lập hảng V2P. Vài công ty lớn, cùng chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008, cũng biều lộ sự hứng thú với dịch vụ này. Mỗi ngày website có 2.000 khách thăm viếng, và với mức bình quân 14 USD/mỗi một ngàn lượt truy cập thì chủ blog có thể kiếm tới 28 USD/ngày, 196 đô-la/tuần.

Một mô hình khác có thể gây sự chú ý trong năm 2008: những mẩu quảng cáo có video.

Website Rewvver.com đã để cho nhà quảng cáo “dính” vào mẩu quảng cáo có video, để rồi sau đó đưa lên trang chia sẻ thông tin có video.

Người sử dụng sau dó bỏ những đoạn phim này vào trang của mình, có thể kiếm được tới 20% trên tổng doanh số kiếm được từ những lần coi video trên blog. Revver và nhà sản xuất video, thường là nghiệp dư, sẽ chia những khoản thừa.
Trước đây, hồi tháng 10/2007, Google đã đưa ra Video Unit, một chương trình cho phép người chủ blog (những người từng dùng Adsense – đưa mẩu quảng cáo được xếp đặt bởi Google vào những website nội dung khác), để thêm vào những đoạn phim YouTube lên trang của họ, và mẩu quảng cáo sẽ xuất hiện trên máy hình.
Vài dịch vụ quảng cáo đang cố gắng giúp người dùng blog "bành trướng" việc quảng cáo của mình bằng việc đưa mẩu quảng cáo vào đường truyền RSS, thông qua đó họ có thể gửi blog tới những người đặt hàng sẵn. Một vài dịch vụ thậm chí còn chuyên cung cấp mẩu quảng cáo cho những chủ blog để có thể xuất hiện bất ngờ khi có một ai đó vào blog từ điện thoại di động.

Đủ để có một cuộc sống no ấm
Một số blogger đã thấy được kết quả trước mắt. Rhett Butler, nhà điều hành của trang Mongabay.com, website có nhiều bài viết về việc bảo tồn mưa rừng nhiệt đới và những vấn đề khác về môi trường, có thể kiếm được tới 15.000-18.000 USD chỉ trong một tháng từ Adsense, bằng cách sử dụng những loại quảng cáo khác nhau. Ông Butler cho biết blog của mình thu hút khỏang 1,3 triệu người thăm viếng mỗi tháng.

Ông đang lên kế hoạch để thử nghiệm cả với công cụ quảng cáo bằng máy chiếu video của Google và tạo ra nội dung riêng cho mẩu quảng cáo video cho trang của mình. ”Mưa ở vùng nhiệt đới luôn là nguồn cảm hứng của tôi, nhưng tôi chưa bao giờ ngờ rằng mình có thể sinh sống nhờ vào nó.” - ông cho biết. Trước đây, Rhett từng rời bỏ vị trí giám đốc sản xuất vào năm 2003 khi ông nhận ra ông có thể sống nhờ vào website của mình.

Darren Rowse, người vùng Melbourne (Úc), một cây bút của Problogger.net, một trang blog chuyên nghiệp trong việc mách bảo những blogger khác làm thế nào để kiếm tiền, đã kiếm được khoảng 250 ngàn USD chỉ riêng trong năm 2007, mà chỉ nhờ vào ba blog ông viết. Rowse cho biết ông ta làm hầu hết những mẩu quảng cáo cổ điển, nơi những nhà quảng cáo phải trả phí khi xuất hiện, nhưng ông cũng phải sử dụng thêm những kiểu quảng cáo phân nhánh và trên Google Adsense.

Ông Rowse cho rằng những nhà sản xuất nên thử nghiệm với vài loại quảng cáo và sử dụng chương trình phân tích để tìm ra loại nào là hiệu quả nhất. Một khi họ tìm ra được thì những blogger nên chỉ dùng một hoặc hai chương trình mà thôi, để khỏi bị rối khi sử dụng. Nhưng blogger nên cẩn thận trong việc chọn lựa những mẩu quảng cáo có nội dung, hoặc chất lượng không đáng tin.
Ông Rowse nhận định: Có những loại quảng cáo phù hợp cho những website nhất định. Ví dụ, những chương trình phân nhánh, như của Amazon, có khuynh hướng sẽ hiệu quả nhất với những người truy cập trung thành, luôn nghe theo lời khuyên của website blogger ”thần tượng” của mình.

Những trang với nhiều công cụ tìm kiếm chung chung nhưng ít người theo lại có thể phù hợp với chương trình quảng cáo theo dạng giảng giải, như là Adsense. Những dạng quảng cáo biểu thị thường xuyên cũng rất hiệu quả và phụ thuộc vào mức độ thích hợp giữa nội dụng quảng cáo với nội dung website.


Minh Tường (Zing)
(Theo Wall Street Journal)

10 cách giúp website của bạn thường trực trong danh sách kết quả của Search Engine. (Phần 1)

image

Dưới đây là 10 cách có thể giúp website của bạn không chỉ thường xuyên có tên trong danh mục kết quả tìm kiếm mà thậm chí còn được liệt kê ở vị trí trong tốp danh sách dẫn đầu.

Không cách nào được đánh giá cao hơn so với những phương pháp khác mà tốt nhất chúng ta cùng kết hợp để có thể thu được kết quả cao hơn.

1. Hãy là người đi tiên phong đăng ký URL của website tại các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm

Cách thức kinh doanh của các hãng cung cấp công cụ tìm kiếm tương tự như hình thức quảng cáo có sử dụng xuất bản định kỳ: Tập hợp các nội dung chắt lọc để thu hút người xem, rồi sau đó bán nó cho các nhà đi quảng cáo. Rõ ràng là các công cụ tìm kiếm nên để các nhà thiết kế nội dung đệ trình URL, bởi làm vậy sẽ tăng cường thêm giá trị của việc thu thập các trang chủ của công cụ tìm kiếm, việc này giúp cho trang công cụ tìm kiếm có thêm được một thành viên mới trong hộ khẩu của mình và rồi họ sẽ dễ dàng bán được quảng cáo.

Đối với các công ty qui mô nhỏ, việc đi tiên phong gửi đăng ký URL của một vài website là một quá trình khá dễ dàng, chỉ đơn giản là nhắp chuột vào nút “gửi đường link URL”. Những đường link như trên có thể dễ dàng tìm thấy ở một dạng hình thái hay site khác của các công cụ tìm kiếm thông dụng.

Lưu ý, hãy cảnh giác với những website tuyên bố ba hoa rằng họ có thể gửi URL của bạn tới hàng trăm nhà cung cấp công cụ tìm kiếm. Trên thực tế, hiện có chưa đầy 10 nhà cung cấp công cụ tìm kiếm có tiếng mà bạn có thể tin tưởng như yahoo.com, google.com, ở Việt Nam có vinaseek.com hoặc panvietnam.com.

2. Thứ hạng tỉ lệ thuận với mức chi phí


Trên thực tế, có những lý do có cơ sở để bạn có thể bỏ tiền đầu tư vào khoản quảng cáo website của mình trên các site cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Dennis Buchheim – giám đốc phụ trách nguồn thu tài chính của trụ sở chính hãng Inktomi tại Sunnyvale, California giải thích rằng những khoản phải đóng góp sẽ giúp cho khách hàng được ưu tiên hơn về thứ hạng trong việc hiển thị danh sách kết quả tìm kiếm, không những thế, họ còn cam đoan chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn sẽ nằm trong danh sách kết quả tìm kiếm theo thuật toán. Và tất nhiên, khoản chi phí bạn đóng góp càng cao thì độ ưu tiên cho website của bạn càng cao. Thường thì các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm đưa ra các mức giá khác nhau cho từng thứ hạng ưu tiên khác nhau.

Ví dụ, dịch vụ trên cho phép một khách truy cập có thể nhận được các báo cáo bao gồm thông tin về các từ khoá được những người tìm kiếm đưa ra. Nếu như website của bạn được ưu tiên hiển thị ra một trong số những trang liệt kê kết quả tìm kiếm đầu tiên thì xác suất người tìm kiếm thông tin click chuột vào địa chỉ đường links của website là rất cao. Thông tin này rất đáng giá bởi nó cho phép các chủ nhân của các website điều chỉnh mức chi phí đóng góp để nâng hoặc giảm vị trí của website trong bảng thứ tự xếp hạng của nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm.

3. Biến đổi nội dung để lọt vào phần mềm lọc thông tin và liệt kê

Các chương trình phần mềm liệt kê kết quả tìm kiếm, có tên hiệu “con nhện” (spiderbot), phản hồi cách chúng lướt qua các trang web ra sao, ghi lại một số thông tin, diện mạo của từng trang, trong đó có cả text. Trong bản ghi, danh sách các thông tin được tạo ra và liệt kê lại, “con nhện” nhận dạng tần số của các từ đặc thù trong một trang và đây sẽ là một phần của thuật toán phức tạp tính giá trị của trang, và sau cùng là xếp hạng.

“Con nhện” có thể sẽ làm việc theo cách như sau: Nếu như một trang có từ “Internet” được lặp lại 4 lần và ở trang khác cũng có 12 từ “Internet”, thêm nữa cả hai trang đều có từ “Internet” trong thẻ meta và phần tiêu đề trang thì trang thứ hai sẽ được xếp lên vị trí cao hơn. Thuật toán “con nhện” cũng tính toán và xếp hạng những từ được ghép với từ khác, ví dụ như từ “ôtô”, “phụ tùng ôtô”, “ôtô con”…của trang web một công ty bán ôtô.

Vì vậy, để trang web của bạn có độ ưu tiên cao trong bảng xếp hạng bạn hãy chèn thêm các từ khoá thông dụng và phổ biến. Ví dụ, tên công ty của bạn là Hồng Hà, hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, khi làm trang web, phần trang chủ cũng như các trang trong bạn nên chèn thẻ meta có dạng text như: "handicraft, fineart, hongha handicraft, hongha-fineart"…. Như thế, phần mềm đọc và xếp hạng của các trang công cụ tìm kiếm sẽ tìm đến trang web của bạn dễ hơn.

Trên thực tế, có rất nhiều webmaster đã chèn thêm vô tội vạ những từ không liên quan tới lĩnh vực cũng như nội dung thông tin trang cung cấp để giành lấy cơ hội có được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng liệt kê kết quả tìm kiếm của các search engine. Một số tác giả của những trang web khác còn quỉ quyệt hơn, họ chèn hàng trăm, hàng nghìn từ khoá để font chữ trắng trên nền trang web màu trắng ở cuối trang, hoặc chữ cùng màu với màu nền để đọc giả không thể nhận biết được. Người truy cập sẽ không nhìn thấy gì, “con nhện” thì bị “mù màu”, và biện pháp này đã qua mắt được các phần mềm tìm kiếm theo từ khoá của các search engine.

Bên cạnh phương pháp lọc tìm theo từ ngữ dạng text, “con nhện” còn xếp hạng trang web theo dạng mã HTML, các file ảnh và audio. Vì vậy, khi đặt tên cho ảnh bạn cũng nên chọn những tên thông dụng và phổ biến. Ví dụ, bạn xây dựng trang web bán ôtô, những ảnh được dùng cho trang bạn nên đặt là car1.jpg, car.jpg, không nên đặt là anh.jpg, anh1.jpg.

4. Hãy nhớ rằng: "Tiêu đề trang (Page Title) là yếu tố sống còn"


Tiêu đề trang thường bị mọi người nhầm lẫn với tên của trang web. Để tránh tình trạng này, bạn nên biết rằng tên của trang tương đương với tên của file, ví dụ: "i.e., abcdefg.htm" - ngược lại tiêu đề trang là một hoặc nhiều từ được hiển thị trên thanh tiêu đề của trình duyệt web. Tiêu đề trang phải được đặt thật cẩn thận. AltaVista gợi ý đó là phần mà những người sử dụng công cụ tìm kiếm nhìn thấy trước tiên khi họ nhìn lướt qua danh sách liệt kê kết quả tìm kiếm, và Buchheim của Inktomi lưu ý rằng yếu tố này vẫn chưa đủ để trang web của bạn được xếp hạng cao tại search engine. “Tiêu đề phải được đặt hấp dẫn để có thể thu hút người đọc nhấp chuột. Bên cạnh những từ ngữ lôi cuốn của tiêu đề thì những từ ngữ miêu tả đi kèm cũng phải hấp dẫn”.

Cũng cần phải cân nhắc rằng có nhiều trang cỡ lớn và trung bình hợp thành chưa đầy ảnh, flash, khung và các tính năng khác mà “con nhện” không dễ gì nhận dạng được. AltaVista cho rằng tiêu đề trang thậm chí có tầm quan trọng hơn một trang cá biệt (ví dụ trang có khung) có ít nội dung dạng text.

5. Chú tâm tới thẻ meta của bạn

Có một vài loại thẻ meta, tuy nhiên đứng trên quan điểm của người quản lý thì chỉ có 2 loại chính: thẻ meta miêu tả và thẻ meta từ khoá.

Thẻ meta miêu tả là những cụm từ, câu văn được soạn cẩn thận, có thể được xuất hiện dưới phần tiêu đề trang khi hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm. Bởi sức hấp dẫn của những từ ngữ có thể định đoạt việc khách hàng tìm kiếm thông tin có nhắp chuột vào đường link website của bạn hay không. Việc nghĩ ra những từ ngữ dạng text hấp dẫn vô cùng quan trọng. Một số webmasters làm những trang web cho những công ty có sản phẩm tiêu dùng cạnh tranh cao thuê các nhà tư vấn viết thẻ meta miêu tả với hy vọng đọc giả sẽ bị lôi kéo viếng thăm website của công ty.

Thẻ meta từ khoá chứa những từ khoá và cụm từ mà các webmasters đặt vào mã nền tại vị trí đầu trang web. Vào cuối thập niên 1990, “con nhện” thường sử dụng loại thẻ này - chúng được đặt tại phần đầu trang HTML ở phần đầu mỗi trang web.

Tuy nhiên, có khá nhiều tác giả các trang web trình bày sai nội dung website của họ bằng việc chèn thêm những từ khoá giả mạo nên việc sử dụng các thẻ từ khoá meta bây giờ không còn vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị và sắp xếp thứ hạng. Ông Buchheim của Inktomi cho biết giờ dịch vụ tìm kiếm thông tin của công ty ít chú trọng tới thẻ meta từ khoá, mà đề cao các yếu tổ bổ xung khác như tiêu đề và số đường link. Tương tự, www.webrankinfo.com khuyên Google không nên tiếp tục duy trì phương thức tìm kiếm dựa vào thẻ meta từ khoá. Cùng với Google, một số search engine khác như AOL Search cũng không sử dụng phần mềm sử dụng thuật toán tìm kiếm dựa vào thẻ meta từ khoá.

T.T (Theo chungta.com)

Hội chứng lượt người xem

image

Chúng ta hy vọng web không biến thành một cuộc tranh luận bất tận về tính phổ biến vốn chỉ được đánh giá bởi lượt truy cập của chúng. Nói cách khác, những gì tôi định viết là về… Britney Spears và làm thế nào mà tóc cô ta mọc quá nhanh như thế.

Hãy xem cách mà các tờ báo mạng của Việt Nam cho New York Times “hít khói” về lượt truy cập. Hay một chút giật mình khi không ít diễn đàn chuyên bàn về nội dung khiêu dâm (tiếng Việt) lại dễ dàng qua mặt những đại thụ trong làng báo Việt Nam. Ở đây chúng ta đang chịu đựng đồng thời hai sự lầm tưởng: 1 về vị thế chúng ta với bạn bè năm châu và 1 về những cái mà chúng ta ngỡ rằng mình đã ngăn cản được (phần nhiều).

Chắc bạn còn nhớ cái mà Vàng Anh đã đè bẹp mọi sự kiện thông tin khác. Còn trong 20 website hàng đầu Việt Nam - bỏ qua sự hiện diện của các đại gia quốc tế như Yahoo, Google… thì cỡ một nửa trong số đó thượng hạng từ tào lao đến mức cần cấm tiệt.

Giới xuất bản gần đây xôn xao về sự kiện một người đứng mục nhiều uy tín của một tờ báo mạng bị sa thải chỉ vì bài viết của anh ta không đạt được lượt truy cập cần thiết. Điều này làm tôi nhớ về những năm 80 của thế kỷ trước, thời điểm mà truyền hình là kênh thông tin thống trị, còn những kẻ có vai vế trong giới truyền thông thì chìm trong cuộc sống xa hoa và nhiều quyền lực. Điều này thể hiện mặt trái của chủ nghĩa tư bản cực thịnh, khi mà một thành phần nắm được chìa khóa đế áp đặt sự thống trị của nó lên toàn xã hội. Khi đó các chương trình truyền hình thể hiện đẳng cấp của nó qua các xếp hạng thời gian thực, và sẵn sàng bị hủy bỏ lập tức nếu chỉ số này nằm dưới mức kỳ vọng. Tất cả những điều này được mô tả rất chân thật trong bộ phim truyền hình (hài hước, viễn tướng) nhiều tập "Max Headroom".

Yếu tố chìa khóa trong viễn cảnh này là sự tha hóa của 1 xã hội trong 1 kỷ nguyên mà lượt người xem có ý nghĩa quan trọng nhất, đối nghịch với ý thức về trách nhiệm tập thể hầu như không còn tồn tại. Nó đề cập đến thị trường, thị trường tự do. Đồng tiền là trên hết.

Một số khía cạnh của Max Headroom thật sự đang xuất hiện ngày nay. Tư tưởng "thành công hay là chết" chí là 1 ví dụ, và nó nhắc tôi nhớ đến 1 số lời bình luận buồn cười mà Rick Cotton, luật sư trưởng của NBC Universal, đã nói gần đây. Ông ta nói, "Xã hội lãng phí quá nhiều tiền để kiểm soát những tội như ăn trộm, lừa đảo và cướp Ngân hàng trong khi lẽ ra nên tập trung hơn nạn "lậu” nội dung".

Thể hiện sự hiểu biết ít ói về cộng đồng hoặc lương tri về tương lai của nền văn minh, Cotton tiếp tục nói, "Các nguồn thi hành luật pháp của chúng ta đã được sắp xếp một cách sai lầm nghiêm trọng. Nếu bạn cộng tất cả loại hình tội phạm về sở hữu trong đất nước này - mọi thứ từ ăn trộm, lừa đảo, cướp nhà băng, tất cả - nó khiến quốc gia mất 16 tỉ đô trong năm qua. Nhưng tội phạm về sở hữu trí tuệ sẽ làm bốc hơi hàng trăm tỉ USD mỗi năm".

Kiểu suy nghĩ điên rồ này, nếu được thực hiện, sẽ dẫn đến sự hỗn loạn theo kiểu Max Headroom, và có vẻ đó là nơi chúng ta sẽ đến, vì dường như không ai bất đồng với phát ngôn này. Nhưng đó chỉ là một nửa câu chuyện. Nửa còn lại là sự cần thiết trong việc "câu lượt xem" trên phần lớn các trang Web. Tôi đang phàn nàn bởi vì chúng ta cần xem xét những yếu tố khác, chẳng hạn các mối quan tâm đại chúng. Không phải mọi thứ đều phải phổ biến. Ví dụ những sự thật đáng chán nào đó cần phái được báo cáo, và những cuộc điều tra lâu dài cần phái được phơi bày vì chúng đã được theo dõi. Hãy thử tưởng tượng 1 thế giới mà mọi bài hát từng được viết ra phải là 1 sự thành công ngay lập tức, nói cách khác là nhóm nhạc sẽ tan rã sau 1 thất bại. Điều này không chỉ buồn cười mà còn không phải là mối quan tâm của bất kỳ ai.

Bây giờ, nếu nhà báo kế trên bị sa thải vì bài viết rẻ tiền, không chính xác, vô ích, thế thì lượt xem trên những bài báo trực tuyến của anh cũng chắc chắn sẽ xuống thấp, nhưng những lý do chấm dứt công việc của anh ta nên dựa trên tiêu chuẩn khác. Cần có 1 thước đo nào đó vượt trên sự phổ biến thuần tuý trong việc xác định thông tin ảnh hưởng đến cộng đồng. Cần nhắc lại một chút: các nhà báo phục vụ công chúng ở phạm vi rộng, theo từng giai đoạn.

Tính phổ biến hiếm khi phục vụ quyền lợi công chúng nhưng thay vào đó là phục vụ các doanh nghiệp và những nhân vật nổi danh như 1 ống dẫn cho dòng cháy của đồng tiền. Bạn sẽ thấy nhiều tờ báo chẳng đầu tư vào thứ gì khác hơn những đề tài phù du như tin tức về các nhân vật nối danh, mà không hề quan tâm đến vấn đề nào khác cho cộng đồng lớn hơn.

Một Giáo sư Harvard xuất hiện và nói rằng mọi nội dung dần dần sẽ được dẫn dắt bởi lượt người xem. Chẳng có gì để nói về tính giá trị cộng đồng, tôi nghĩ ông ta đã sai và đang bỏ qua sự thật quan trọng rằng Web là 1 bộ cân bằng vĩ đại. Trong khi những Công ty xuất bản lớn đã lo lắng về lượt người xem và tính phổ biến thì những nơi gặp gỡ khác đang phát triển và có khả năng tạo ra những con số khổng lồ tương tự mà không có bất kỳ website nào khác có thể tạo ra.

Các ông chủ và Biên tập viên báo chí khắp thế giới nên tin vào đánh giá riêng của họ liên quan đến chất lượng nội dung. Rút cuộc, đó là nhiệm vụ của họ, và họ là người chọn nên đăng cái gì. Nếu bạn sắp sa thải ai đó vì kết quả trực tuyến nghèo nàn, sau đó bạn nên sa thái cả nhóm liên quan đến nỗ lực đó - chứ không chỉ là người viết.

Tôi cũng đã chứng kiến nỗ lực trái ngược, trong đó một người nào đó kiên trì viết những đề tài phổ biến nhưng bị Tòa soạn xem là quá thiên về trào lưu chủ đạo và do đó không được mong muốn theo các tiêu chuẩn của nó. Viễn cảnh tệ nhất cho nhiều độc giả là, trong 1 số trường hợp, tác giả yêu thích của họ bị sa thải vì 1 lý do kỳ quặc nào đó.

Nói cách khác, tất cả những gì tôi định viết là về Britney Spears và làm sao tóc cô ta mọc quá nhanh như thế (hay là về anh chàng siêu sao Trần Quán Hy đánh nhau với chồng người yêu cũ). Bạn chú ý đến điều đó, đúng không nào?

T.T (Theo Thế giới số)

Công cụ nghiên cứu keyword được yêu thích.

Hiện nay có khá nhiều công cụ nghiên cứu từ khoá dành cho SEO. Trong bảng xếp hạng những công cụ được yêu thích nhất năm 2007, Keyword Discovery dẫn đầu với 18% lượng người dùng.

Dưới đây là danh sách bầu chọn 10 công cụ nghiên cứu từ khoá được yêu thích nhất:

keyword_tool_vnb.jpg


Sau đây là chi tiết một số công cụ phổ biến:

Keyword Discovery

Dữ liệu từ khoá của Keyword Discovery được biên dịch và chọn lựa từ một số công cụ tìm kiếm nhằm cung cấp dữ liệu một cách chính xác nhât. Điểm nổi bật của Keyword Discovery là nó được sử dụng miễn phí. Hãy đánh từ khoá vào ô tìm kiếm, Keyword Discovery sẽ hiện thị 100 kết quả hàng đầu cho bạn.

keyword_discovery_vnb.jpg



Bạn sử dụng miễn phí tại đây!

Wordtracker

So với Keyword Discovery, công nghệ của Wordtracker không hề thua kém, bất lợi lớn nhất của Wordtracker đối với đa số người dùng là phải trả chi phí khi dùng nó. Bạn có thể dùng bản trial 7 ngày tại đây.

Google Keyword Tool

Đây cũng là bản được sử dụng miễn phí. Ngoài việc liệt kê ra các keywords, Google Keyword Tool còn cho phép tìm các từ khoá liên quan đến nội dung trên một trang bằng cách nhập vào đường dẫn URL của Website đó.

google_keyword_tool_vnb.jpg



Bạn có thể sử dụng miễn phí tại đây.

SEO Digger

Với Seodigger.com, bạn có thể tìm ra các từ khoá nào mà Website của bạn có thể được rank lên top 20 của Google. Bạn có thể phần tích site của bạn cũng như các trang của đối thủ cạnh tranh, sử dụng thông tin đạt được từ việc phần tích SEO. Hiện nay, SEO Digger đang cho dùng thử bản Beta.


seo_digger_vnb.jpg

Overture Keyword Selector

Khi bạn nhập vào một thuật ngữ liên quan trên site của bạn, Overture Keyword Selector sẽ hiện thị những kết quả tìm kiếm liên quan đến thuật ngữ bạn tìm và thuật ngữ này đã được tìm kiếm bao nhiêu lần trong tháng trước.

T.T - VietnamBIZ

Một số thủ thuật SEO

image Tiến trình SEO.

Hiện giờ bạn đã và đang đầu tư nhiều thời gian và công sức trong việt tạo một website, bạn muốn chắc rằng người ta tìm ra nó. Làm thế nào để đạt được điều đó?

Cỗ máy tìm kiếm xếp hạng nội dung như thế nào?

Khi bạn tìm gì đó trên Internet, bạn có thể vào trang tìm kiếm (máy tìm kiếm) yêu thích và gõ một vài từ khóa. Rồi thì bạn có thể chọn ngay trang web đầu tiên hiển thị trong danh sách và tìm trong đó như thể là nó đã cung cấp thông tin bạn mong muốn. Vị trí của mỗi trang web trong danh sách này phụ thuộc vào "thứ hạng" của nó đối với máy tìm kiếm.

Hầu hết những máy tìm kiếm xếp hạng một trang web dựa vào vị trí và sự xuất hiện thường xuyên của từ khóa trên trang đó so với từ khóa được gõ vào ô tìm kiếm. Máy tìm kiếm thường tìm vị trí của từ khóa trong tiêu đề trang web, từ khóa ở thẻ meta (meta tag), chữ hiển thị trên trang và phần mô tả (description) của thẻ meta.

Một vài mẹo giúp nâng cao thứ hạng của trang web trên máy tìm kiếm


Mỗi máy tìm kiếm có cách thức phân tích vị trí từ khóa và tính toán hay xếp hạng một trang web khác nhau. Tuy nhiên, có vài mẹo tổng quát mà bạn có thể dùng để trang web của bạn đạt được vị trí thích đáng hơn trong danh sách xếp hạng của máy tìm kiếm.

Hãy nghĩ rằng bạn đã tạo một tiêu đề mồ tả trang web của bạn, và trang đó có một vài đoạn văn đầu tiên chứa từ khóa mà bạn nghĩ rằng người ta sẽ dùng để tìm thông tin này. Một vài bước phụ thêm có thể giúp chắc rằng người ta tìm thấy website của bạn:
- Tạo một mô tả cho trang web và thêm nó vào thẻ meta trong trang chủ của bạn.
- Tạo một danh sách các từ khóa cho website (cũng viết web site) của bạn và thêm nó như là thẻ meta trên trang chủ của bạn.
- Phân tích các thẻ meta mà bạn vừa thêm vào trang web của bạn.
- Đăng ký website của bạn với một máy tìm kiếm.

Thẻ meta cung cấp thông tin

Thẻ meta là một loại thẻ HTML đặc biệt mà nó cung cấp thông tin về trang web của bạn nhưng không hiển thị đối với khách viếng thăm trang. Các thẻ meta cung cấp thoong tin như là: ai là người tạo trang, mức độ cập nhật thường xuyên cỡ nào, trang web nói về cái gì, và từ khóa nào mô tả nội dung của trang.

Nhiều máy tìm kiếm dùng các thẻ meta để đánh chỉ số (lập mục lục) cho website (keywords meta tag) và rồi hiển thị mô tả đó trong kết quả tìm kiếm (description meta tag).

Lưu ý: Không phải tất cả máy tìm kiếm hỗ trợ thẻ meta. Và cũng nhớ rằng một máy tìm kiếm hỗ trợ thẻ meta chưa hẳn đã dùng chúng để tăng thứ hạng của một trang web. Máy tìm kiếm trang web thường liên kết đến các thông tin và cách thức nó sử dụng thông tin như thế nào trong các thẻ meta.

Tạo mô tả (description) cho trang web của bạn

Hãy nghĩ ra một mô tả tóm tắt nội dung website của bạn và nó sẽ mời mọc khán giả bạn nhắm vào xem trang của bạn. Mỗi máy tìm kiếm sẽ có một giới hạn khác nhau đối với số ký tự trong mô tả được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Giới hạn thường từ 150 đến 395 ký tự, vì vậy, theo đó bạn giới hạn mô tả của bạn.

Thêm thẻ meta mô tả vào trang chủ của bạn

Để thêm thẻ meta mô tả vào trang web của bạn, trong chế đọ Page view làm như sau:

(Chú ý: Mô tả dưới đây là hướng dẫn thực hiện khi bạn dùng Front Page / FrontPage để thiết kế web)

1. Ở menu File chọn Properties và bấm vào Custom tab.
2. Dưới User Variables, bấm Add.
3. Trong hộp Name, gõ mô tả.
4. Trong hộp Value, gõ mô tả cho trang web của bạn.
5. Bấm OK hai lần


Tạo một danh sách từ khóa cho web site của bạn

Khi bạn chọn danh sách từ khóa, hãy luôn nhớ rằng khán giả bạn muốn thu hút và những từ mà họ sẽ thường gõ vào máy tìm kiếm để tìm thông tin (cái mà web site bạn có cung cấp).

Danh sách từ khóa của bạn nên bao gồm cả hình thức số ít lẫn số nhiều của danh từ, một vài từ đồng nghĩa và ngay cả từ viết tắt chính xác, thứ tự quan trọng của chúng. Máy tìm kiếm bỏ qua việc viết hoa / thường. Toàn bộ thẻ meta phải chứa ít hơn 1.024 ký tự.

Thêm thẻ meta từ khóa vào trang chủ của bạn

(Chú ý: Mô tả dưới đây là hướng dẫn thực hiện khi bạn dùng Front Page / FrontPage để thiết kế web)

Ở chế độ Page view, bạn làm như sau:

1. Ở menu File, bấm Properties, và bấm Custom tab.
2. Bên dưới User Variables, bấm Add.
3. Trong hộp Name, gõ các từ khóa.
4. Trong hộp Value, gõ từ khóa chỉ mục cho site của bạn, dùng dấu phẩy để phân cách các từ.
5. Bấm OK hai lần.


Vài mẹo cho mô tả và thẻ meta từ khóa

Mẹo thẻ meta Description (mô tả)

- Chúng nên tóm tắt nộidung trang web của bạn.
- Hiển thị mô tả được giới hạn từ 150 đến 395 ký tự trong các máy tìm kiếm.

Mẹo thẻ meta Keywords (từ khóa)


- Bao gồm hình thức số ít và số nhiều của danh từ
- Bao gồm vài từ đồng nghĩa
- Bao gồm cả từ viết tắt
- Liệt kê các từ theo thứ tự quan trọng
- Những từ viết hoa bị bỏ qua
- Tất cả thẻ phải chứa ít hơn 1.024 ký tự

Phân tích thẻ meta của bạn

Trước khi đăng trang web của bạn lên máy tìm kiếm, có lẽ bạn cũng muốn xem kết quả cuối cùng để chắc rằng bạn đã dùng các thẻ meta hiệu quả. Hãy chắnc rằng bạn vết đúng chính tả, tiêu đề, nội dung và dữ liệu ở thẻ meta trên các trang phải làm việc cùng nhau để tạo cho website dễ được tìm thấy.

Đăng ký website của bạn với máy tìm kiếm


Sau khi bạn đã thêm mô tả và từ khóa vào website của bạn, và đã phân tích các thẻ meta để chắc rằng bạn đã dùng chúng một cách chính xác / thích hợp, bạn đã sẵn sàng ở bước cuối cùng: đăng ký site của bạn lên một hoặc nhiều máy tìm kiếm. Đăng ký site của bạn rất dễ, nhanh chóng và thứ gì đó bạn có thể dùng trên Internet.

Đọc Registering your FrontPage-based Web site with search engines để có thông tin về cách thức đăng ký site của bạn.

Bạn cũng có thể dùng Submit It! Site Optimization & Search Engine Submissions có sẵn ở website Microsoft Small Business Center để đăng ký địa chỉ URL của bạn vào hàng trăm máy tìm kiếm và thư mục để thẩm định các mẹo máy tìm kiếm.

Để có thông tin về cách submit (gửi đăng ký) site của bạn, dùng thẻ meta, và vị trí tăng tốc cho website của bạn, hãy ghé website Search Engine Watch. Bạn cũng sẽ tìm thấy các mẹo submit đến máy tìm kiếm, danh sách máy tìm kiếm, và nhiều thứ khác tại site này.

T.T - Sưu tầm

Theo http://www.vietnambiz.com